Các loại phân hữu cơ tốt nhất hiện nay và ưu điểm từng loại

August 24, 2023
Blog

Phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đất, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng phân bón hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích cho nông nghiệp mà còn đóng góp vào sự bền vững của hệ thống sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối đa, cần phải hiểu rõ các loại phân hữu cơ và ưu điểm mỗi loại để có những cái nhìn tổng quan nhất

Phân hữu cơ là gì?

Là những nguồn dưỡng chất đa dạng, bao gồm cả các chất dinh dưỡng chính như đạm, phospho, kali và cả các vi lượng, được tổng hợp dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Loại phân này thường được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, và nguồn gốc của chúng đa dạng, có thể hình thành từ phân, chất thải từ gia súc, gia cầm, các phần còn lại từ cây, phụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, còn có thể là than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, thậm chí từ các nhà máy sản xuất thuỷ sản, hải sản,...

Các loại phân bón lá hữu cơ là những nguồn dưỡng chất đa dạng

>>> Xem thêm: Phân hữu cơ là gì? Các loại phân hữu cơ tốt nhất hiện nay tại link: https://uphanhuuco.com/cac-loai-phan-huu-co-1629.html

Các loại phân hữu cơ tốt nhất hiện nay

Phân bón hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chế biến nông-lâm-thủy sản, thậm chí là từ rác thải và phân xanh, những loại phân bón hữu cơ này được chế biến bằng các kỹ thuật truyền thống đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, nhìn chung, những loại phân hữu cơ truyền thống này thường có hiệu lực phát huy chậm, thời gian phân giải kéo dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

a. Phân chuồng

Phân chuồng là một trong các loại phân hữu cơ truyền thống phổ biến. Nguồn gốc của phân chuồng thường bắt nguồn từ phân, nước tiểu của động vật như gia cầm, gia súc và phân bắc. Quá trình chế biến phân chuồng thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật u truyền thống.

Ưu điểm:

  • Phân chuồng chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng.
  • Cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp.
  • Hỗ trợ phát triển bộ rễ, hạn chế hiện tượng xoài mòn và giúp đối phó với tình trạng hạn hán.

Nhược điểm:

  • Có hàm lượng dưỡng chất thấp, đòi hỏi phải bón lượng lớn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Chi phí vận chuyển cao do khối lượng lớn.
  • Đòi hỏi nhiều nhân công trong quá trình chế biến và quản lý.

b. Phân rác

Phân rác là một loại phân bón được chế biến thông qua các phương pháp ủ truyền thống từ các nguồn nguyên liệu như rơm rạ, thân cây, lá cây từ quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ưu điểm:

  • Phân rác giúp tăng cường tính xốp và ổn định cấu trúc của đất.
  • Hạn chế hiện tượng xói mòn đất và hỗ trợ đối phó với tình trạng hạn hán cho cây trồng.

Nhược điểm:

  • Có hàm lượng dinh dưỡng thấp, yêu cầu sử dụng lượng lớn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Quá trình chế biến phức tạp và kéo dài thời gian.
  • Có thể chứa các mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (các phần còn lại từ cây trồng dùng làm phân rác).

Phân rác là một loại phân bón được chế biến thông qua các phương pháp ủ truyền thống

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt hiệu quả tại nhà

c. Than bùn

Than bùn là một trong các loại phân hữu cơ không thể được sử dụng trực tiếp mà cần thông qua quá trình chế biến để có thể bón cho cây trồng.

Ưu điểm:

  • Than bùn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và cung cấp chất hữu cơ cho đất.
  • Có thể giúp cải thiện cấu trúc đất.

Nhược điểm:

  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp, yêu cầu bón với lượng lớn, gây tốn công sức và chi phí.
  • Quá trình chế biến phức tạp.

Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

a. Phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là một trong các loại phân hữu cơ có thành phần chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo và nhiều loại khác.

Ưu điểm:

  • Bổ sung và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Tổng hợp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng chủ yếu là đạm (N).
  • Kháng chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dụng và hấp thu phân bón.

Nhược điểm:

  • Không cung cấp đủ hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Hạn chế sử dụng và mỗi loại phân phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng khác nhau.

Phân bón vi sinh là loại phân có thành phần chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích

b. Phân bón hữu cơ sinh học

Đây là sản phẩm phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý bằng cách lên men với sự tham gia của một hoặc nhiều chuẩn vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống.

Ưu điểm:

  • Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu và xốp của đất.
  • Cung cấp vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,...
  • Bổ sung một lượng lớn mùn, acid Humic, Humin, giúp cải tạo các đặc tính hóa học, sinh học, vật lý của đất.

Nhược điểm:

  • Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn so với phân bón hữu cơ sinh học.

Trong việc bảo quản và sử dụng phân bón hữu cơ, người nông dân cần cân nhắc kỹ càng giữa ưu điểm và hạn chế của các loại phân hữu cơ để có thể tối ưu hóa năng suất nông nghiệp và duy trì cân bằng môi trường. Để tìm hiểu thêm các sản phẩm phân bón hữu cơ, hãy truy cập ECOCLEAN để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form