Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

December 1, 2022
Blog

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một hệ cơ chế phức tạp nhưng được phối hợp nhịp nhàng bởi ba động cơ piston, thanh truyền, trục khuỷu. Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng với nhau để giúp động cơ có thể vận hành tốt. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của từng bộ phận để biết cấu tạo, chức năng từng bộ phận nhé

Cấu tạo và chức năng của Piston

  • Nhiệm vụ: Nhận lực sản sinh từ khoang buồng đốt, truyền lực đó vào xi lanh để xi lanh hoạt động. Quá trình này thường sẽ diễn ra theo một chu trình khép kín. 

Hình ảnh piston

  • Cấu tạo: Piston gồm 3 phần chính là đỉnh piston, đầu piston và thân piston. 
  • Đỉnh piston sẽ có 3 dạng là: đỉnh lõm, đỉnh lồi, đỉnh bằng. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và tính ứng dụng cũng khác nhau. Ví dụ: đỉnh bằng sẽ được sử dụng phổ biến cho động cơ chạy bằng dầu Diesel; đỉnh lồi sẽ được sử dụng phổ biến với các loại động cơ chạy xăng 2 hoặc 4 kỳ; còn đỉnh lõm thì sẽ được sử dụng cho các hai dạng động cơ trên. 
  • Đầu Piston: Bao kín khoang buồng đốt. Trên thân sẽ có các rãnh, mục đích và để lắp các xéc măng dầu và xéc măng khí vào nhằm giúp ngăn không cho không khí tràn vào cate và không để dầu bôi trơn chảy vào buồng cháy. 
  • Thân Piston: Đây là khoảng hành trình là xi-lanh di chuyển và thanh truyền sẽ được liên kết với piston qua các lỗ khoan chốt. 

Cấu tạo và chức năng của thanh truyền

  • Nhiệm vụ: Thanh truyền sẽ giúp truyền lục được sinh ra từ Piston qua xi lanh truyền tới trục khuỷu. 

Hình ảnh của thanh truyền

  • Cấu tạo: Gồm 3 phần là đầu nhỏ, đầu to và thân: 
  • Đầu nhỏ sẽ là khối trụ tròn, được liên kế với piston qua một thanh chốt. Tại vị trí tiếp xúc sẽ được bọc một lớp bạc mỏng nhằm hạn chế độ ma sát, nâng cao tuổi thọ của thanh truyền. 
  • Đầu to sẽ được gắn vào trục khuỷu, thiết kế này thường được chia thành 2 để thuận lợi cho quá trình lắp đặt và sửa chữa. 2 nửa này sẽ được ghép với nhau nhờ chốt ốc bu lông. 
  • Phần thân chính là đoạn kim loại gắn kết giữa hai đầu của thanh truyền. 

Cấu tạo và chức năng của trục khuỷu

  • Nhiệm vụ: Trục khuỷu sẽ nhận lực từ thanh truyền, sau đó sẽ chuyển hóa lực thẳng thành lực quay. Trục khuỷu sau đó lại được gắn liền với các hệ thống dẫn động khác tạo nên một động cơ hoạt động hoàn chỉnh. 

Hình ảnh của trục khuỷu

  • Cấu tạo trục khuỷu gồm 6 phần: đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng, đuôi trục khuỷu: 
  • Chốt khuỷu sẽ được gắn vào thanh truyền ở phần đầu to, sau đó nhận toàn bộ lực từ thanh truyền . 
  • Cổ khuỷu thường có dạng hình trụ và là trục quay chính của trục khuỷu.
  • Má khuỷu chính là phần liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. Lực từ chốt khủy sẽ được truyền vào cổ khuỷu thông qua liên kết này. 
  • Đuôi trục khuỷu là phần đầu cuối và được gắn với bánh đà trong động cơ. 

Như vậy, Đại An đã giúp các bạn hiểu rõ cấu tạo cũng như chức năng của từng bộ phận. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Đại An qua hotline để được chuyên viên tư vấn giải đáp thắc mắc một cách tận tình. 

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form